Được tạo bởi Blogger.
Booking Bài PR, Banner, TikTok, YouTube, Fanpage: ▶ TẶNG NGAY 1 BANNER SIDEBAR

Nghệ sĩ Trúc Thy truyền cảm hứng văn chương cổ điển cho sinh viên Đại học Kinh tế - Tài chính UEF

Với mong muốn đổi mới phương pháp giảng dạy văn chương Anh - Mỹ, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã mời nghệ sĩ - kỷ lục gia Trúc Thy đến giao lưu, chia sẻ và huấn luyện chuyên đề đặc biệt cho sinh viên khoa Ngôn ngữ Anh. Buổi học trở thành một sân khấu thực thụ, nơi các bạn sinh viên được hóa thân vào những nhân vật kinh điển trong tác phẩm của đại thi hào William Shakespeare và nhiều tác giả lừng danh khác.



Thay vì chỉ học văn chương qua sách vở, sinh viên UEF được “sống trong tác phẩm” - cảm nhận, diễn xuất, và thấu hiểu từng tầng nghĩa sâu sắc của văn học cổ điển phương Tây. Đây là phương pháp giảng dạy được khơi gợi và đồng hành bởi Tiến sĩ Nhan Cẩm Trí - Phó Hiệu trưởng nhà trường, người luôn chú trọng việc đưa văn hóa nghệ thuật vào môi trường học thuật một cách sinh động và hiệu quả.

“Tôi tin rằng khi sinh viên được nhập vai và cảm xúc hóa các tác phẩm, các bạn sẽ ghi nhớ sâu hơn, yêu văn chương hơn và quan trọng nhất là học được những giá trị sống từ các bậc vĩ nhân nhân loại,” nghệ sĩ Trúc Thy chia sẻ tại buổi huấn luyện.



Không chỉ đơn thuần là một nghệ sĩ, Trúc Thy còn là nhà đào tạo chuyên đề giàu kinh nghiệm, từng được mời thỉnh giảng tại nhiều trường đại học uy tín như: Đại học Văn Lang, Đại học Hutech, Bách Khoa, Khoa học Tự nhiên, Quốc tế Hồng Bàng, Tài chính - Marketing…

Nhớ lại thời sinh viên tại Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM, Trúc Thy đã được tiếp xúc với các tác phẩm cổ điển châu Âu, đặt nền móng cho hành trình khám phá văn hóa xuyên biên giới sau này. Từ đó, mỗi bước chân trong hành trình vòng quanh thế giới của cô đều là một lần “tìm về nguồn cội” của nghệ thuật và con người.


Trúc Thy giảng dạy - tập kịch cho sinh viên

“Trong một chuyến đi đến Anh, tôi đã đến Stratford-upon-Avon - quê hương của Shakespeare. Ngôi làng nhỏ ấy vẫn được giữ nguyên vẹn như hàng trăm năm trước, để tưởng nhớ ông. Tôi cũng đến thăm Nhà hát Shakespeare, chỉ cách đó khoảng 200 mét. Khi đặt chân đến đây, tôi cảm thấy như được bước vào chính không gian và thời đại của các vở kịch mà ông từng viết”, Trúc Thy kể lại.

Không dừng lại ở đó, cô còn đến thành phố Bonn, Đức - quê hương của nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven - để tìm hiểu về hoàn cảnh sống, quá trình hình thành nhân cách và tài năng thiên bẩm của ông. Tất cả những trải nghiệm ấy không chỉ làm giàu thêm vốn sống cho người nghệ sĩ mà còn trở thành chất liệu quý giá trong hành trình giảng dạy, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.


Trúc Thy chụp ngay nhà và làng của William Shakespeare ở Luân Đôn - Anh

Trúc Thy không giảng dạy theo kiểu truyền đạt kiến thức khô cứng. Mỗi buổi học của cô là một buổi trình diễn nghệ thuật, một hành trình trải nghiệm cảm xúc và tri thức. Với sinh viên, cô không chỉ là người thầy mà còn là người kể chuyện, người truyền lửa, người dẫn lối.

“Chúng tôi không chỉ học văn học nữa, chúng tôi được ‘sống’ cùng văn học”, một sinh viên chia sẻ sau khi tham dự buổi học của Trúc Thy. “Chị Thy cho chúng tôi thấy rằng những câu chuyện hàng trăm năm tuổi ấy vẫn chạm đến trái tim, vẫn đầy tính nhân văn và gần gũi nếu biết cảm thụ bằng cả tâm hồn.”


Trò chuyện với các giảng viên Ngôn ngữ Anh ở trường Đại học

Chính sự kết hợp giữa chuyên môn sâu sắc và trải nghiệm sống phong phú đã khiến cho Trúc Thy trở thành một “người bạn đồng hành” đáng quý trên hành trình học thuật của nhiều thế hệ sinh viên.

Trong bối cảnh thế giới ngày càng hội nhập, văn chương không chỉ là di sản tinh thần mà còn là cầu nối văn hóa toàn cầu. Việc các trường đại học như UEF tiên phong thay đổi cách tiếp cận - từ học thuật thuần túy sang tương tác cảm xúc, thực hành nghệ thuật - chính là chìa khóa giúp sinh viên Việt Nam hội nhập sâu hơn với kho tàng văn hóa nhân loại.

Trúc Thy làm giám khảo trong đêm thi kịch cổ điển các tác phẩm văn học Anh - Mỹ sử dụng 100% ngôn ngữ Tiếng Anh

Và những người nghệ sĩ - nhà giáo như Trúc Thy chính là cầu nối để hiện thực hóa hành trình đó. Họ mang đến những lớp học không chỉ có kiến thức mà còn có cảm xúc, truyền cảm hứng và đánh thức đam mê.

Với sứ mệnh “biến lớp học thành sân khấu - biến sinh viên thành nghệ sĩ”, Trúc Thy đã và đang chứng minh rằng giáo dục không chỉ là dạy - mà là truyền. Không chỉ là học - mà là sống.

Văn hóa phương Đông và chương trình biểu diễn sắp tới

Vừa hoàn thành chương trình văn học phương Tây, Trúc Thy chuẩn bị cho buổi biểu diễn sắp tới về văn học phương Đông. Một chương trình phối hợp giữa nhà xuất bản sách Chibook, tổng lãnh sự quán Trung Quốc và các đơn vị cùng phối hợp thực hiện. Đây là một chương trình giao lưu văn học lần đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam với sự góp mặt của nhà văn nổi tiếng Đông Tây đến từ Trung Quốc và một số nhà văn Việt Nam. Trúc Thy sẽ biểu diễn âm nhạc - vũ đạo Trung Hoa cùng với những tác phẩm của Việt Nam để giao lưu với các nhà văn của hai nước.

Chương trình do Hội nhà văn TP.HCM - Chibook và Tổng lãnh sự quán Trung Quốc phối hợp thực hiện

Là một người yêu văn hóa phương Đông nên Trúc Thy cũng đã dành thời gian dài để theo học tập và giảng dạy các môn nghệ thuật về Cầm Kỳ Thư Họa. Trúc Thy chia sẻ : Tôi học hỏi và giảng dạy cả hai nền văn hóa vì tôi hiểu được giá trị lớn nếu chúng ta biết kết hợp giữa Đông Tây giao hòa.

Alex
Đề cử Giải thưởng BESTFACE AWARDS 2025

🎁 Đăng ký đề cử Gương Mặt Xuất Sắc Của Năm 2025, nhận ngay 20 bài đăng miễn phí trên Giaitrivanhoa.vn (còn 19 bài) cùng chuyên mục !

Tham gia CLB Gương Mặt Trẻ để cùng chia sẻ những khoảnh khắc thú vị cùng BESTFACE 2025!
Tham khảo thêm
Liên hệ tin bài, bảo trợ truyền thông: media@goldstar.com.vn

Công Nghệ

Du Lịch